Công nghệ “cũ” – ý tưởng “mới” – Ép dập sau in ấn
Ép kim, ép nhũ, dập nổi – chìm là một hình thức trang trí cho các bao bì hộp giấy, túi giấy để trở nên cao cấp hơn. Ngoài ra, chúng còn áp dụng với card visit để nhấn mạnh logo, hình ảnh họa tiết. Chúng làm tăng giá trị nhận diện, chuyên nghiệp hơn cho chủ sỏ hữu chúng. Tại sao ban nên sử dụng các kỹ thuật ép ứng dụng này? Theo dõi bài viết phía dưới nhé.
Gia công sau in ấn ngoài công nghệ cán màng. Thì ép kim, ép nhũ hay bế nổi – dập chìm đều là kỹ thuật lâu đời đã được sử dụng trong ngành in nhằm mục đích giúp cho các sản phẩm in ấn trở nên có ấn tượng và trông cao cấp hơn. Ba kỹ thuật này được thực hiện trên giấy, da… nó cũng được ứng dụng trong việc in ấn bao thư, folder, card visit, làm bìa da simili…
MỤC LỤC
Kỹ thuật ép kim là gì?
Ép kim là kỹ thuật, sử dụng lực ép lớn cùng nhiệt để ép lớp kim loại mỏng lên giấy hay da. Do đó, để ép kim thì cần sử dụng khuôn, có 2 loại khuôn phổ biến hiện nay là khuôn kẽm và đồng. Khuôn kẽm được sử dụng phổ biến hơn trong ép kim, giá thành rẻ, nhanh chóng.
Tuy nhiên, khuôn kẽm sử dụng không bền bằng khuôn đồng, đồng thời độ chính xác cũng kém hơn. Ép kim trên mẫu card visit hay các ấn phẩm khác thường dùng ép kim toàn bộ nội dung, dập nổi dập chìm, ép kim phủ UV, ép kim bồi 3D…đang rất được khách hàng của Vũ Trần ưa chuộng. Kỹ thuật ép kim có thể được dùng trong các sản phẩm trang trọng, quà tặng cao cấp: In bao bì hộp giấy, túi giấy
Ép nhũ là kỹ thuật gia công sau in, giúp làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, tuy nhiên khác với kỹ thuật ép kim, quy trình ép nhũ thường chỉ phục vụ cho nhu cầu cần lấy gấp, in nhanh của khách hàng.
Kỹ thuật ép nhũ là gì?
Ép nhũ sử dụng loại mực nhũ đặc biệt, không cần sử dụng khuôn mà dùng luôn máy in mực nhũ để in trên ấn phẩm. Màu sắc được lựa chọn trong ép nhũ, ép kim rất đa dạng, tùy theo lựa chọn của khách hàng, thông dụng nhất vẫn là màu bạc sliver, màu vàng Golden, tím, trắng camay, màu xanh…
Kỹ thuật ép kim và ép nhũ đều ra đời từ lâu trong ngành in ấn. Nhưng nhờ tính hiệu quả tiện lợi mà hiện nay hai kỹ thuật này vẫn đang được áp dụng rộng rãi. Có thể nói 2 công nghệ này không thể vắng bóng trong nghành in ấn. Được coi là một công nghệ quan trọng. Bạn có thể thấy được ép nhũ và ép kim đều là công nghệ ép nhưng có những điểm khác biệt đến như thế.
Tại sao nên sử dụng các kỹ thuật này?
Những san phẩm khi được sử dụng các kỹ thuật này chắc chắn là ĐẸP. Chúng gây ấn tượng mạnh, làm cho các đối tác, khách hàng, … nhớ bạn ngay khi cần thiết. Vừa nhìn vào đã có thể cảm nhận được ngay sự khác biệt “không lẫn đi đâu” được.
Cùng tìm hiểu xem, lý do nào kỹ thuật này lại nổi bật đến vậy?
Tính thẩm mỹ cao
Hiểu đơn giản là những tấm danh thiếp, tấm thiệp. Khi được ép kim, ép nhũ hay đạp chìm – nổi nhìn rất đẹp mắt. không nhàm chán và đơn gian như những phương in ấn thông thường. Vùng được ép hay dập sẽ được phối màu, metalize một cách khác biệt hoặc màu mắc đặc trưng của doanh nghiệp của bạn.
Thời gian in nhanh với số lượng lớn
Cung cấp đơn hàng với các sản phẩm số lượng lớn, đòi hỏi sự nhanh chóng, khẩn trương.
Với các kỹ thuật này, chúng đòi hỏi các loại máy móc hiện đại, kỹ thuật in cũng cần hiện đại. Chính vì thế mà giá thành trên mỗi sản phẩm sẽ cao một chút so với các sản phẩm của những kỹ thuật in thông thường.
Chất lượng cao đồng đều
+ Khi gia công kỹ thuật, chúng cho màu sắc đẹp, sắc nét, độ bền cao.
+ Ép kim mang lại hiệu ứng kim loại láp lánh tạo được cảm giác cao cấp, sang trọng.
Ứng dụng các công nghệ này.
Tùy vào từng đặc điểm, yêu cầu mỗi chiến dịch marketing, in ấn. Mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn phương pháp ép nhũ, ép kim hay cách gia công sản phẩm phù hợp.
+ Các sản phẩm phù hợp cho in ép kim cũng như ép nhũ: name card, thiệp mời, túi giấy, lịch….
Ép kim và ép nhũ tạo tính nổi bật giúp marketing sản phẩm tốt hơn. Nổi bật những thông điệp mà nhà sản xuất muốn gởi đến cho khách hàng của mình. So với sản phẩm in offset thông thường thì việc sử dụng công nghệ ép kim sẽ làm sản phẩm giá trị hơn. Ngày nay, thì việc sử dụng ép kim để tạo tính sang trọng hơn. Khi in làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. Và còn làm tăng tính tò mò của người sử dụng muốn xem sản phẩm của mình là gì.
Tìm hiểu thêm công nghệ gia công sau in ấn:
+ Cán màng sau in offset là gì? Gồm có mấy loại màng
BẾ NỔI – DẬP CHÌM NỔI LÀ GÌ?
Kỹ thuật bế nổi – dập chìm là một bề mặt với những chữ cái hoặc những chi tiết nghệ thuật. Được làm nổi lên, in màu và sau đó được ấn xuống những tấm giấy dày và mềm. Kỹ thuật này giúp tạo nên những ấn phẩm có độ thu hút hơn đồng thời gợi nhớ về sự công phu trong tiến trình in ấn.
Bế nổi – dập chìm là kỹ thuật in ấn hiện đại và đẹp. Có thể áp dụng lên nhiều chất liệu như giấy, nhựa, da,…. Là một quá trình thay đổi bản chất của vật liệu đã được dập nổi tạo nên sự thanh lịch. Nó làm tăng các tiêu chuẩn và chất lượng của sản phẩm.
Xu hướng bể nổi – dập chìm
Dập nổi là phần phía trước sẽ có xu hướng nhô cao và phần sau sản phẩm có xu hướng chìm xuống. Có thể sử dụng tay để cảm giác được phần bế nổi. Được ứng dụng cho các ấn phẩm danh thiếp, catalogues,…..
+ Đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, dù in số lượng lớn cũng cho chất lượng tốt, đồng đều.
+ Dù ưu điểm vượt trội nhưng kỹ thuật bế – dập cũng tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục trong tương lai, nhất là về giá thành.
CƠ SỞ IN ẤN NÀO CÓ ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ NÀY?
Vũ Trần – đơn vị nhận in offset với số lượng lớn đối với các mặt hàng chuyên về giấy. Sản xuất bao bì giấy, túi xách giấy, hộp giấy, ấn phảm truyền thông cùng nhiều sản phẩm khác.. Gọi Hotline 0933 66 5757 (Zalo) để được tư vấn ngay nhé!