Cán màng sau in offset là gì? Gồm có mấy loại màng?
Trong in ấn, thuật ngữ chuyên ngành về “cán màng” chắc đã quá quen thuộc rồi đúng không? Cán màng thường được áp dụng cho hầu như tất cả các sản phẩm sau in. Có thể kể đến hộp giấy, túi xách giấy, truyền thông ấn phẩm, bộ nhận diện thương hiệu. Nếu bạn không thường hay nghe thì chúc mừng bạn đã đọc được bài viết này. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu, rõ và chi tiết về kỹ thuật gia công này nhé.
MỤC LỤC
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁN MÀNG
In cán màng hay còn gọi trong tiếng anh là Lamination. Nói nôm na, là phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng Polymer bóng, mờ hoặc metalize. Sau in thành phẩm được in offset ra, người ta thường sử dụng thêm các kỹ thuật gia công như cán, dập chìm nổi, ép nhũ… Trong đó kỹ thuật cán được sử dụng nhiều nhất. Cán bao gồm rất nhiều kỹ thuật như cán màng, cán UV, cán gân…
Mục đích khi thực hiện kỹ thuật này là để giúp cho sản phẩm sau in trở nên đẹp, bền, thu hút hơn. Dựa trên độ phản quang bề mặt sản phẩm, người ta chia ra hai hình thức thông dụng nhất. Là cán màng bóng và màng mờ.
Màng bóng (Gloss lamination)
Cán màng bóng mang đến 1 cái nhìn trực quan bắt mắt hơn. Nó tạo ra các đường và màu sắc sâu hơn, sạch hơn và sắc nét hơn, và mang lại sự sống động cho ảnh. Lớp màng bóng, phản chiếu và thu hút sự chú ý người xem. Một sản phẩm in ấn cán màng bóng có thể chống bám bụi, bẩn và dấu vân tay. Ngay cả khi nó tiếp xúc với bụi bẩn bề mặt, nó vẫn dễ dàng được lau sạch. Màng bóng là tiêu chuẩn cho bìa mềm thương mại.
Trong cán màng bóng có thêm hai kỹ thuật công nghệ: phun UV và phủ lớp Uv định hình.
Nhược điểm
+ Các vết trầy xước và vết lõm có thể được nhìn thấy rõ hơn với vỏ bóng. Bởi bản chất của lớp phủ phản chiếu bóng, sự không hoàn hảo bắt sáng và thu hút sự chú ý.
+ Sự sinh động của màu sắc và ánh sáng của lớp phủ đôi khi có thể làm giảm đi sự tinh tế của hình ảnh. Nhất là các ấn phẩm liên quan hình ảnh nội thất, kiến trúc hay mỹ thuật…
Ví dụ: Hầu hết các hộp giấy đựng thực phẩm đều sử dụng phương pháp cán màng bóng này. Mục đích áp dụng kỹ thuật này, nhằm muốn thu hút người tiêu dùng và nhất là trẻ nhỏ. Qua đó cũng sẽ làm tăng doanh số mặt hàng cho doanh nghiệp.
Cán màng mờ (Matte lamination)
Cán màng mờ được đánh giá là một kiểu thành phẩm chuyên nghiệp và thanh lịch hơn nên được chọn lựa nhiều hơn. Hầu hết người dùng rất ưa thích với vẻ ngoài và cảm giác của lớp phủ mờ. Lớp phủ mịn mờ ít phản chiếu độ bóng, mang lại cái nhìn tự nhiên hơn cho ảnh bìa nghệ thuật. Các vết trầy xước vì thế cũng ít bị phát hiện hơn. Sự tương phản đơn giản của một bìa mờ giữa nhiều bìa bóng có thể thu hút sự chú ý của chính nó trên kệ của nhà sách.
Điểm chú ý:
+ Thường thì cán màng mờ, màu sắc sẽ không tươi bằng khi cán màng bóng nhưng không phản ánh đèn. Tờ in sau khi được cáng mờ tạo cảm giác sang trọng, sờ lên bề mặt tờ in sẽ cảm thấy rất mướt tay.
+ Trong 1 vài trường hợp, cán mờ lại làm cho bề mặt màu sắc sản phẩm bị tối và sậm hơn so với mong đợi. Đối với 1 ấn phẩm cán mờ, các vết trầy xước khó nhìn thấy hơn so với cán bóng, tuy nhiên nó lại dễ bị vết bẩn và vết đổ hơn.
Ví dụ: Để ý các mẫu card visit, name card hoặc 1 quyển catalogue doanh nghiệp xem. Hầu hết đều sử dụng kỹ thuật cán màng mờ. Mục đích của hãng nhằm tạo nên sự sang trọng và cao cấp hơn cho cả cá nhân cũng như doanh nghiệp sử dụng.
Màng metalize (Metalize lamintion)
Màng metalize là loại màng được mạ lớp kim loại rất mỏng. Người ta sử dụng công nghệ cán màng metalize rất nhiều trong việc in ấn bao bì cho sản phẩm. Bởi vì chúng có khả năng bảo quản thực phẩm rất tốt.
Bao bì hộp giấy về các ngành dược mỹ phẩm cũng như thực phẩm sẽ rất chuộng kỹ thuật cán màng metalize.
Các bài viết liên quan:
+ Sự khác biệt giữa in offset và in kỹ thuật số
+ 5 bước in offset cơ bản trong sản xuất bào bì hộp giấy.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SO SÁNH VỀ CÁC LOẠI CÁN MÀNG:
NƠI NÀO IN ẤN CHUYÊN NGHIỆP TẠI TPHCM.
Vũ Trần – đơn vị nhận in offset với số lượng lớn đối với các mặt hàng chuyên về giấy. Sản xuất bao bì giấy, túi xách giấy, hộp giấy, ấn phảm truyền thông cùng nhiều sản phẩm khác.. Gọi Hotline 0933 66 5757 (Zalo) để được tư vấn ngay nhé!
Hình ảnh: Sưu tập